Kỹ năng sống: Dạy trẻ biết cách xin lỗi |  | 03/03/2012 15:35
| Ban Giám Hiệu |
| Khi mắc lỗi khiến người khác tổn thương, chúng ta đều cảm thấy lúng túng và khó xử, trẻ cũng vậy.
Rất
nhiều trẻ khi có hành vi sai trái thường có thói quen đổ lỗi cho người
khác. Thực tế, hành động chối tội, đổ lỗi là cách trẻ cố bảo vệ mình,
tìm sự an toàn cho bản thân. Vì vậy, dạy trẻ dũng cảm nhận lỗi và xin
lỗi rất quan trọng, vì đó là một trong những yếu tố duy trì tình bạn,
tình yêu và thành công trong cuộc sống.
BẮP CẢI XANH
Bắp cải xanh
Xanh man mác
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Bắp cải non
Nằm ngủ giữa |
HOA KẾT TRÁI
Hoa cà tím tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đổ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trong gió
Này các bạn nhỏ
Đừng hái hoa tươi
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái. | 1. Luôn khách quan Rất khó để biết ai mắc lỗi mỗi khi trẻ nói "Không phải con làm" hay "Lỗi của bạn ấy". Đừng
vội tìm nguyên nhân và ép trẻ xin lỗi. Giải thích để trẻ thấy cãi nhau
là không đúng, và trước hết cả hai phải cảm thấy có lỗi vì đã xử sự
không hay như vậy, còn ai mắc lỗi sẽ từ từ tìm hiểu. Sự khách quan
nhìn nhận vấn đề của người lớn giúp trẻ bình tĩnh và không cảm thấy bị
xử oan. Để con trẻ biết tự nguyện nhận lỗi, cha mẹ phải phân xử để chúng
‘tâm phục, khẩu phục', vì vậy, hãy thận trọng khi là trọng tài trong
các cuộc cãi lộn hay hành vi sai trái của trẻ. Dạy trẻ dũng cảm nhận
lỗi và xin lỗi rất quan trọng, vì đó là một trong những yếu tố duy trì
tình bạn, tình yêu và thành công trong cuộc sống. 2. Không ép buộc Khi
trẻ mắc lỗi, bạn trừng mắt ‘xin lỗi đi!'. Một số trẻ sợ sẽ ấp úng nói
theo, nhưng số khác sẽ làm ngơ vì câu nói này đã vô tình ‘khiêu chiến'
tính bướng bỉnh và cái tôi của trẻ, khiến trẻ càng muốn hành động ngược
lại những gì bạn nói. Nên giải thích cho trẻ hiểu xin lỗi không phải
là hèn nhát mà là người có lòng tự trọng và có trách nhiệm. Giúp trẻ
nhận thức được rằng khi gây ra một sai phạm gì đó, cách tốt nhất là nói
thật cho cha mẹ hoặc người lớn biết - Đó là một phẩm chất dũng cảm. Hãy để con tích lũy được bài học khi mắc lỗi thay vì nói xin lỗi như một con vẹt. 3. Khen ngợi khi trẻ nhận lỗi Hãy
khen ngợi trẻ khi chúng dám nói ra sự thật về bản thân. Những câu đại
loại như "Con rất dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là đã lớn". Đưa ra cho
trẻ những ví dụ rằng kể cả người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm và nói
thật ra để mọi người cùng góp ý, sửa chữa mới đáng khen và được tha thứ.
Trong những trường hợp khác nhau, tất nhiên không phải lúc nào cũng
ngợi khen nhưng khi trẻ có ý muốn 'tự thú' cho dù chúng "bóng gió" thì
bạn hãy tỏ ý cho trẻ biết rằng nói thật là điều nên làm hơn. 4. Cha mẹ biết nói xin lỗi con Cha
mẹ thường dạy con cái khi làm sai hay không vâng lời phải biết xin lỗi.
Ngay cả cha mẹ nếu có lỗi với ai ngoài xã hội cũng cảm thấy áy náy,
nhanh nhanh tìm cách xin lỗi họ. Nhưng nếu cha mẹ có lỗi với con thì
sao? Có phải xin lỗi con không? Một số phụ huynh bảo thủ nói rằng:
"Tôi đẻ ra nó mà lại đi xin lỗi nó ư?". Đừng quên rằng "Xin lỗi" cũng là
một cách tôn trọng con và dạy con tôn trọng cha mẹ. Được tôn trọng, con
sẽ trưởng thành hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh
cũng cần xác định "điểm dừng" cho các con trong mỗi lần xin lỗi con bởi
nếu để con "lấn lướt" quá đà, sẽ là nguồn cơn gây ra tính ích kỷ ở trẻ.
Bố mẹ hãy nói xin lỗi, nhưng cũng định hướng cho con, cần phải ứng xử
thế nào trước những lỗi lầm của người xung quanh.
|
|
|
|