KẾ HOẠCH Kiểm tra nội bộ năm học 2016 – 2017 Căn cứ Quyết định số 1936/QĐ-CTUBND ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Khánh Hòa về việc Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 12/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016–2017 của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa; Thực hiện Kế hoạch số 642/KH-PGDĐT ngày 23/9/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ban hành Kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2016 – 2017; Thực hiện Công văn số 429/PGDĐT-KTr ngày 18/9/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ninh Hòa V/v Hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học; Căn cứ nhiệm vụ năm học 2016–2017; thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nhằm đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, Trường mầm non Ninh Hưng xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2016- 2017 như sau: I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý giáo dục. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố caos, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. 2. Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra trên nguyên tắc: “Quản lý gì – kiểm tra nấy” và dựa trên căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật: Điều lệ nhà trường, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với bậc học mầm non. 3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra nội bộ trường học; việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật. 4. Tập trung kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thu chi kinh phí, thực hiện hồ sơ sổ sách. 5. Theo dõi,
đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau kiểm tra và xử lý sau kiểm tra. 1. Công tác tố chức - Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học năm học 2016 – 2017. - Phối hợp với Công đoàn cơ sở cũng cố Ban thanh tra trường học để thực hiện nhiệm vụ giám sát các hoạt động giáo dục, tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhà trường theo các quy định của pháp luật, tránh để xảy ra các tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp. - Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra đối với Ban kiểm tra nội bộ trường học theo quy định tại Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch. - Thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Các hoạt động kiểm tra 2.1. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: Nội dung kiểm tra gồm: Trình độ nghiệp vụ (tay nghề), thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả giảng dạy giáo dục, tham gia các công tác khác. - Kiểm tra trình độ nghiệp vụ (tay nghề): Xem xét và đánh giá hai mặt là trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp trên lớp của giáo viên theo yêu cầu, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thực hiện quy chế chuyên môn: Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục; thực hiện về yêu cầu về soạn bài theo quy định; tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn, sử dụng đồ dùng dạy học, đảm bảo các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. - Kết quả giảng dạy, giáo dục: Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, kết quả lên lớp của các hoạt động mà giáo viên dạy; kết quả kiểm tra trực tiếp của Ban kiểm tra; mức độ tiến bộ của học sinh. - Tham gia công tác khác: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tham gia công tác đoàn thể; thực hiện các công tác khác được phân công. 2.2. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng: Nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn,… - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng giảng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm…. - Kiểm tra chất lượng dạy – học của tổ chuyên môn (việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, việc đánh giá học sinh, tác dụng, uy tín của tổ chuyên môn trong trường,…). - Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, dự giờ thăm lớp, chuyên đề, thao giảng, họp tổ….. 2.3. Kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính - Kiểm tra cơ sở vật chất: khuôn viên, đất đai, cảnh quang, môi trường, phòng làm việc, lớp học, khu phát triển vận động, phòng thể chất, nhà vệ sinh, nhà để xe. - Kiểm tra bàn ghế, tủ, kệ đồ dùng, thiết bị vi tính: Kiểm tra để nắm bắt tình trạng hư hỏng, mất mác của các đồ dùng, thiết bị. - Kiểm tra thiết bị dạy học: bao gồm các đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học. - Kiểm tra tài chính: kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính, đối chiếu với sổ thủ quỹ; kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách, nguồn thu chi bán trú; kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách. 2.4. Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính: Kiểm tra việc lưu trữ công văn đi, công văn đến; kiểm tra việc quản lý con dấu; kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, sổ đăng bộ, sổ nghị quyết của nhà trường, sổ theo dõi phổ cập, sổ kiểm tra của hiệu trưởng; sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác. 2.5. Kiểm tra công tác bán trú: Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ bán trú; kiểm tra hoạt động của bộ phận cấp dưỡng; kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng của giáo viên, kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh. 2.6. Kiểm tra học sinh: ý thức học tập, khả năng tiếp thu trí thức, kỹ năng thực hành; kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt (đạo đức, kỹ năng sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khỏe, vệ sinh, kỹ năng giao tiếp ứng xử…); kiểm tra khả năng tự quản của học sinh trong các hoạt động. 2.7. Kiểm tra tập thể lớp, học sinh: Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự tương trợ giúp đỡ nhóm trong học tập; kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt: đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khỏe, vệ sinh, kỹ năng giao tiếp ứng xử. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. 2. Các thành viên Ban kiểm tra nội bộ tham mưu, phối hợp để tiến hành hoạt động kiểm tra trường học theo chức năng được phân công nhằm xác định rõ ưu, khuyết điểm, những nguyên nhân và tư vấn biện pháp khắc phục, chú trọng việc góp ý để xây dựng hoặc xử lý nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong kiểm tra. 3. Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tổ chức tự kiểm tra các hoạt động trong nhà trường để giải quyết và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, không để xảy ra tình trạng đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ. 4. Tiến hành thực hiện việc xác minh nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có) thuộc thẩm quyền. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban hành Kế hoạch kiểm tra năm học 2016-2017, niêm yết công khai, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, quán triệt việc thực hiện các văn bản có liên quan trong năm học. 2. Thực hiện các chỉ tiêu kiểm tra
Ghi chú: Kế hoạch thực hiện các cuộc kiểm tra có thể được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế. 3. Phân công trách nhiệm a) Đối với Ban kiểm tra nội bộ Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ (KTNB) được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình kiểm tra và phải hoàn tất các loại hồ sơ sau: - Hàng tháng các thành viên trong Ban KTNB căn cứ kế hoạch kiểm tra đã đề ra để có kế hoạch kiểm tra cụ thể trong tháng. - Khi các thành viên trong Ban KTNB thực hiện công tác kiểm tra thì ghi biên bản kiểm tra, Phiếu dự giờ… Biên bản kiểm tra phải ghi đầy đủ các nội dung kiểm tra, kết quả, ý kiến nhận xét, đánh giá, nội dung tư vấn và có đủ chữ ký của những người kiểm tra cũng như người được kiểm tra. Nếu người được kiểm tra có ý kiến phản hồi hoặc chưa đồng thuận thì phải ghi đầy đủ, trung thực vào biên bản để Ban KTNB xem xét. Các Phiếu dự giờ có ghi đầy đủ xếp loại và ý kiến về ưu, khuyết điểm của giờ dạy. Cuối tháng nộp các loại biên bản, Phiếu dự giờ về Hiệu trưởng quản lý, tổng hợp. - Hoạt động kiểm tra như dự giờ, xem hồ sơ, kế hoạch, khảo sát HS …thuộc phạm vi Phó Hiệu trưởng, Tổ chuyên môn, các Tổ trưởng, Tổ phó vẫn thực hiện bình thường theo kế hoạch của Tổ và Phó Hiệu trưởng.
b) Đối với CBGVNV Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ theo quy định và theo kế hoạch kiểm tra nội bộ đã đề ra. 2. Chế độ thông tin báo cáo - Báo cáo Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2016–2017 nộp về Phòng GD&ĐT trước ngày 15/10/2016. - Báo cáo sơ kết công tác kiểm tra nội bộ học ký I trước ngày 05/01/2017. - Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trường học 2016-2017 trước ngày 25/5/2017. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, khi có những vấn đề vướng mắc cần phản ánh, báo cáo kịp thời cho hiệu trưởng để có hướng giải quyết./. |
Giới thiệu > Nhà trường >